1. Thuốc kháng histamin là gì?
Như mọi người đã biết, Histamin là một trong những chất trung gian trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. Histamin được tìm thấy ở các mô trong cơ thể nhưng sự phân bố của nó không đồng đều. Histamin được dự trữ nhiều nhất trong các tế bào mast ở các mô và trong các hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm. Do vậy, histamin có chủ yếu ở các mô phổi, ruột, da là nơi tế bào mast xuất hiện tương đối nhiều.
Các thuốc kháng Histamin H1 đóng vai trò là đối kháng cạnh tranh với thụ thể Histamin tại tế bào đích, histamin không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào.
Có 2 loại thuốc kháng histamin tương ứng với 2 loại thụ thể, đó là:
Thuốc kháng histamin H1: được sử dụng trong điều trị dị ứng.
Thuốc kháng histamin H2 là thuốc chỉ cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày làm giảm tiết dịch vị nên được sử dụng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng.
2. Các lưu ý cho dược sĩ về thuốc kháng Histamin H1
1. Thuốc kháng Histamin H1 có 2 thế hệ , thế hệ 1 hay còn gọi là cổ điển và thế hệ 2 hay con gọi là thế hệ mới.
2. Các thuốc thế hệ 1 qua được hàng rào máu não, kháng cholinergic nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Một số thuốc còn dùng để làm thuốc an thần như Hydroxyzin, Alimemazin, Promethazin.
3. Các thuốc có tác dụng chống nôn như Diphenhydramin , Promethazin, Dimehydrinat nên được dùng trong các trường hợp say tàu xe.
4. Các thuốc như Flunarizin, Cinnarizin được dùng điều trị các trường hợp rối loạn tiền đình.
5. Cyproheptadin là thuốc duy nhất trong nhóm có tác dụng kích thích ăn , nên được dùng kích thích ăn ngon ở người lớn và trẻ em, trước đây 1 số TPCN có chứa thành phần này, nhưng hiện đã bị rút khỏi thị trường. Cần thận trọng với tác dụng này.
6. Alimemazin thường dùng trong các trường hợp ho khan.
7. Thế hệ 2 thường được sử dụng cho người lớn, vì ít gây buồn ngủ.
8. Một số thuốc như Terfenadin, Astemizole không còn xuất hiện nhiều trên thị trường, do có tác dụng phụ gây xoắn đỉnh và tương tác với các thuốc kháng nấm nhóm Azole, Macrolid...
9. Fexofenadin là một chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin, nhưng không có tác dụng phụ gây xoắn đỉnh như Terfenadin.
3. Một số biệt dược kháng Histamin H1 thông dụng trong nhà thuốc:
- Dephenhydramin: Nautamin
- Alimemazin: Theralene
- Hydroxyzine: Atarax
- Cinnarizin : Stugeron
- Flunarizin : Sibelium
- Cyproheptadin: Peritol
- Promethazin: Phenergan
- Loratadin: Claritin
- Desloratadin: Aerius
- Cetirizin: Zyrtec
- Levocetirizin : Xyzal
- Fexofenadin : Telfast
- Acrivastine: Allergex
- Ebastine: Gefbin
- Bilaxtine: Bilaxten
Hi vọng bài viết đã giúp các dược sĩ cập nhật thêm các kiến thức hữu ích về nhóm thuốc kháng Histamin H1. Đừng quên truy cập giathuocsi.com/shop/ để cập nhật giá của hơn 8000 sản phẩm thông dụng và đặt hàng cho nhà thuốc của mình!