NHỮNG LƯU Ý KHI BÁN THUỐC

NHỮNG LƯU Ý KHI BÁN THUỐC- Antacid (Photphalugel, Yumangel, Kremils, Gaviscon) uống lúc đói hoặc sau ăn 1h và không uống chung một số thuốc bao tan trong ruột ( do thuốc bao tan trong ruột cần PH cao, PH > 6. Nên khi uống cùng với antacid thì độ PH tăng lên tại dạ dày và bao phủ niêm mạc ruột giảm hấp thu tại ruột).👎- PPI uống điều trị viêm loét thì uống ngày 2 lần , lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Nếu uống phòng ngừa viêm loét do thuốc hoặc đang có dấu hiệu về dạ dày thì uống 1 lần vào buổi sáng trước ăn.👎- Men vi sinh thì nên uống trước khi ăn và cách xa kháng sinh.👎- Men tiêu hóa thì nên uống sau khi ăn xong trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu hay xì hơi.👎- Thuốc điều trị huyết áp uống vào lúc sáng sớm để duy trì huyết ap cho cả ngày, chiều tối nếu HA tăng đột ngột có thể cho uống thêm lần nữa👎- Thuốc điều trị rối loạn lipid máu uống trước khi đi ngủ, buổi tối là lúc cơ thể tăng tổng hợp cholesterrol.👎- Tetracyclin không dùng cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, gây vàng răng.👎- Cloramphenicol không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi gây hội chứng xám.👎- Khi dùng các thuốc corticoid dạng xịt họng nhớ súc họng lại nước muối sau khi xịt👎- Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin không uống cùng các thuốc PPI tăng nguy cơ tác dụng phụ tổn thương gan của statin👎- Không bôi corticoid vào vết thương hở làm lâu lành và dễ nhiễm khuẩn và nấm👎- Thuốc điều trị huyết áp hạn chế uống chung các nhóm Nsaid.👎- Người tiểu đường và cao huyết áp hạn chế uống corticoid. Corticoid làm tăng đường huyết và tăng huyết áp với người đang mắc 2 bệnh đó.👎- Khi sổ mũi trắng thành dòng không uống các chất tăng tiết dịch như Terpin và Acetyl làm tăng tình trạng sổ mũi👎- Thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ tai và nhỏ mũi, nhưng thuốc nhỏ mũi và nhỏ tai không nhỏ mắt.👎- Hạn chế uống kháng sinh chung các vitamin, đặc biệt nhóm betactam không được dùng chung với vitamin C.👎- Tetracyclin không uống chung với Fe và Al làm giảm sự hấp thu .👎- Canxi không uống chung Tetracyclin và nhóm Quinolon.👎- Nsaid - Cox 1 : ibuprofen, diclofenac, piroxicam, uống sau ăn. Riêng meloxicam nó ức chế cả cox-1 và cox-2 nên tốt nhất là uống sau ăn👎- Nsaid - Cox 2 : Celecoxid , etoricoxid uống lúc nào cũng được.👎- Motilium-M uống trước khi ăn 30p tăng tác dụng co bóp dạ dày tống thức ăn xuống và thuốc kịp thời có tác dụng chống nôn👎- Hạn chế phối hợp nhiều Nsaid chung với nhau tăng độc tính lên thận và tăng dị ứng thuốc👎- Ho đờm không phối hợp nhiều thuốc cùng cơ chế.Các bạn biết thêm trường hợp nào bổ sung thêm nhé!- St -

7 LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG NSAIDS (CELECOXIB, DICLOFENAC)

7 LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG NSAIDS(CELECOXIB, DICLOFENAC)💊💊💊1. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thế dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao. Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng NSAIDs ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.2. Tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng dạ dày hoặc ruột, bao gồm chảy máu hoặc thủng (tạo lỗ). không dùng cho người viêm loét dạ dà tá tràng, nếu bắt buộc phải dùng kèm với PPI hoặc bao vết loét. Những tác dụng phụ này có thể gây tử vong và có thể xảy ra không cảnh báo trước, đặc biệt là ở người lớn tuổi.3. Không sử dụng thuốc này nếu mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với nhóm Nsaids.4. Theo FDA, thuốc thuộc nhóm có thể có nguy cơ đối với thai kỳ.5. Thận trọng khi sử dụng với các bệnh nhân bị phù, giữ nước vì thuốc gây ứ dịch có thể làm tình trạng nặng hơn.6. Thuốc độc với thận, người có nguy cơ cao là: suy tim, suy thận, suy gan.7. Chống chỉ định riêng đối với diclofenac ở bệnh nhân suy tim sung huyết (từ độ II đến độ IV), bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu não. cần rất thận trọng khi sử dụng diclofenac cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ rõ ràng xuất hiện các biến cố tim mạch (như tăng huyết áp, tăng lipid huyết thanh, đái tháo đường, nghiện thuốc lá).